CHIA SẺ

Tuesday, January 29, 2019

GIÁ CÂY GIỐNG MÍT THÁI LÁ BÀNG

Cây Giống Mít Thái Lá Bàng hiện được nhiều vựa giống trong cả nước ươm trồng và cung cấp ra thị trường. Bà con muốn mua Cây Giống Mít Thái Lá Bàng có thể mua ở hầu hết các Vựa Ươm Cây Giống Cây Ăn Trái tại địa phương, các trung tâm cây giống với giá giao động từ 30.000 -50.000 đ/ cây tùy vào số lượng cây và kích thước cây giống.


Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Đặc điểm Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Qua quan sát bên ngoài Bà con có thể thể Cây Mít Thái Lá Bàng có thân thẳng, tán nhọn dạng cây không lớn hoặc nhỏ quá. Thân Cây Mít có vỏ mịn, màu xanh nâu, lá dày to màu xanh, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có gân nổi nhám.

Cây Giống Mít Thái Lá Bàng đủ tuổi xuất vườn là những cây đạt chiều cao đồng đều từ khoảng 50cm trở lên, cây giống có thể ươm từ hạt hoặc ghép xong sẽ được ươm trong bầu nilon. Cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh, phát triển tốt.


Đặc điểm Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Giá Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Hiện nay, Các vựa ươm cây giống ở Miền Bắc, Miền Nam đều giao bán cây giống trên mạng Internet với giá giao động từ 30.000- 50.000 đ/cây. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là còn tùy thuộc vào kích thước, chiều cao, số lượng cây giống đặt mua.

Cây Giống Mít Thái Lá Bàng có thể trồng quanh năm, nhưng nó vẫn được trồng nhiều vào mùa mưa vì vậy thời điểm Mua Cây Giống cũng ảnh hưởng đến giá cả. Vào vụ trồng (mùa mưa) giá cây giống thường sẽ tăng hơn một chút.


Giá Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Vì vậy, Nếu người trồng chủ động được nguồn nước tưới có thể xuống giống tránh mùa mưa để mua được Cây Giống Mít Thái Lá Bàng giá mềm hơn.

TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG MÍT THÁI LÁ BÀNG

Cây giống là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất và chất lượng của cây trồng. Cây giống khỏe mạnh, đúng giống góp phần nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng. Vì vậy, khi trồng bất cứ loại cây nào nói chung, Cây Mít Thái Lá Bàng nói riêng người trồng cần chú ý tuyển chọn cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng.


Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Tiêu chuẩn cây giống đủ tuổi xuất vườn

Cây giống sau khi ươm trong bầu khoảng 2-3 tháng là có thể xuất vườn mang đi trồng. Trước khi xuất vườn cây giống phải đạt các tiêu chuẩn như: chiều cao cây đạt từ 40-60cm (tính từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi), cây giống có sự đồng đều.

Cây giống có bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ và phân bố đều. Thân thẳng, vững chắc, các lá ngọn trưởng thành, xanh tốt, không bị sâu bệnh, lá có hình dạng và kích thước đặc trưng của Giống Mít Thái Lá Bàng.


Tiêu chuẩn Cây Giống Mít Thái Lá Bàng đủ tuổi xuất vườn

Bầu ươm bằng nilon màu đen, bầu chắc chắn, nguyên vẹn, đường kính và chiều cao tương ứng: 10-12cm x 20-25cm. Số lỗ thoát nước/bầu: 16-30 lỗ, đường kính lỗ: 0,6-0,8 cm. Giá thể phải đầy bầu ươm.

Lưu ý khi lựa chọn Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Cây Mít Thái Lá Bàng thường được nhân giống từ hạt hoặc bằng cách ghép cành, chiết cành. Ưu điểm của của phương pháp nhân giống vô tính là cây thích nghi tốt, giữ được đặc tính của cây mẹ. Cây nhanh ra hoa, đậu quả chỉ sau khoảng 18 tháng trồng nhanh hơn so với trồng bằng hạt.


Lưu ý khi lựa chọn Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Khi chọn Mua Cây Giống Bà con nên chọn mua tại các vựa giống uy tín. Nếu tự ươm cây giống tại nhà cần tuân thủ các kỹ thuật ươm ghép cây giống để đảm bảo cây giống được nhân giống khỏe mạnh, đáp ứng được các tiêu chuẩn cây giống yêu cầu.

SÂU BỆNH GÂY HẠI CÂY MÍT THÁI LÁ BÀNG

Cây Mít nói chung và Mít Thái Lá Bàng nói riêng là loại cây lâu năm có tuổi thọ từ 20-25 năm, dễ trồng, dễ chăm sóc. Nhưng nếu Bà con chủ quan không để ý để xử lý các loại sâu bệnh trên cây thì cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, giảm hiệu quả kinh tế sau này. Để bảo vệ tốt cây trồng Bà con nên áp dụng tổng hợp các biện pháp sinh học tăng cường thiên địch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh.


Cây Mít Thái Lá Bàng

Sâu Đục Thân, Đục Cành

Nguyên nhân: Sâu đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành.

Biện pháp: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS vào các giai đoạn ra lá non, trái non để diệt trừ.

Ruồi Đục Trái

Nguyên nhân: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái.

Biện pháp: Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt Ruồi Đực. Bao bọc trái hoặc phun thuốc sinh học CNX-RS để diệt trừ.


Sâu bệnh gây hại trên Cây Mít Thái Lá Bàng

Sâu và Ngài Đục Trái

Nguyên nhân: Sâu, Ngài gây hại nặng trên Mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

Biện pháp: Sử dụng CNX-RS phun để phòng trừ hoặc bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học,

Rầy, Rệp

Nguyên nhân: Có rất nhiều loài gây hại trên Mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình. Kèm theo là Nấm Đốm Bồ Hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị Rệp Sáp tấn công ở phần gốc và rễ.

Biện pháp: Rầy, Rệp khi điều tra có mật số cao cần tiến hành phun CNX-RS + CNX – Siêu đồng để tiêu diệt.


Sâu, Ngài Đục Trái trên Mít Thái Lá Bàng

Bệnh Thối Nhũn

Nguyên nhân: Bệnh do các chủng nấm Rhizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên. Bệnh thường gây hại ở những vườn ươm có độ ẩm cao và quá rậm rạp, phát triển và lây lan rất nhanh. Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dày đặc. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.

Phòng bệnh: Bà con sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma, tạo vườn thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm, phun CNX-CN + Phân bón lá sinh học A4 để phòng các chủng nấm gây bệnh.

Trị bệnh: Sử dụng kết hợp sản phẩm sinh học đặc trị nấm ELICITOR 250, SIÊU ĐỒNG. Sau 5-7 ngày phun, tiến hành phun lần 2 để diệt sạch nấm bệnh gây hại.

Bệnh Thối Gốc Chảy Nhựa

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Phytophthora gây nên, chủ yếu gây hại nhiều trong mùa mưa. Côn trùng, sâu hại chích hút nhựa cây tạo vết thương trên thân là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora thâm nhập.

Biểu hiện: Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.

Phòng bệnh: Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các loài thiên địch để hạn chế mật độ Sâu, Rầy gây hại. Phun phòng nấm Phytophthora và các chủng nấm gây hại khác bằng CNX-CN + Phân bón lá sinh học A4.

Trị bệnh: Bệnh cần được phát hiện sớm, nếu để bệnh ở tình trạng nặng rất khó chữa trị. Nếu phát hiện sớm thực hiện trị bệnh như sau: Làm sạch, cạo sạch những vết bệnh, sau đó sử dụng ELICITOR 250 quét lên bề mặt vết thương nhiều lần cho đến lúc vết bệnh khô thì thôi.

CÁCH CHĂM SÓC MÍT THÁI LÁ BÀNG RA TRÁI QUANH NĂM

Mít Thái Lá Bàng vốn là Giống Mít có khả năng ra trái quanh năm và ra trái nhiều, vì thế mà nó được xếp vào các Giống Mít có năng suất cao, được ưa chuộng trồng. Tuy nhiên, muốn duy trì được năng suất Cây Mít Thái Lá Bàng cao và ổn định hàng năm thì kỹ thuật chăm sóc từ tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh… Bà con cần quan tâm và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.


Cách chăm sóc Mít Thái Lá Bàng ra trái quanh năm

Tưới nước và làm cỏ cho Cây Mít Thái Lá Bàng

Tưới nước và làm cỏ là hai công việc Bà con cần thực hiện thường xuyên để giúp Vườn Mít Thái sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, vào những tháng đầu mới trồng Cây Mít cần được tưới đủ nước, không để bị hạn, vào mùa mưa cần chống ngập úng cho cây. Mít Thái phải hết sức cẩn thận, chăm chỉ. Ở giai đoạn mới trồng phải đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Nếu thấy đất khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.


Tưới nước và làm cỏ cho Cây Mít Thái Lá Bàng

Làm cỏ xung quanh gốc giúp nước và phân bón thẩm thấu cho cây tốt hơn. Đồng thời cũng là biện pháp phòng sâu bệnh tự nhiên tốt nhất cho Vườn Mít Thái Lá Bàng.

Bón phân cho Cây Mít Thái Lá Bàng

Giai đoạn sau khi trồng chủ yếu là bón thúc cho cây. Bón phân định kỳ và bón thúc vào các giai đoạn cây nuôi trái và sau khi thu hoạch xong để giúp cây sớm phục hồi. Bà con cần kết hợp bón cả phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Giai đoạn ra hoa kết trái: Trước khi cây ra hoa cần bón 0,4kg phân AT-02 giúp cây ra hoa đều. Phân AT-02 có hàm lượng P và K nhiều hơn N rất tốt cho sự phát triển của hoa. Khi cây kết trái cần sử dụng 0,4kg phân AT-03 mỗi gốc giúp quả nhanh lớn.

Giai đoạn trước khi thu hoạch quả 1 tháng: Bón 0,3kg phân NPK (13-7-19 +TE) cho cây giúp quả mau lớn, cứng cáp không bị thối rụng.

Giai đoạn sau thu hoạch: Lượng phân bón cần thiết cho cây vào khoảng 5kg phân chuồng hoai mục cho một gốc cây. Đồng thời cần bón khoảng 0,4kg phân lân giúp cây phục hồi và phát triển bộ rễ. Để lá cây phát triển thuận lợi cần bón phân chuyên dùng cho lá là 0,4kg phân AT-01 một gốc cây kết hợp tỉa cành, tạo tán.


Bón phân cho Cây Mít Thái Lá Bàng

Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Mít Thái Lá Bàng

Mít Thái Lá Bàng thường bị một số loại sâu bệnh gây hại như: Ruồi Đục Trái, Sâu Đục Thân, Bệnh Thối Gốc, Chảy Nhựa, Thối Quả, Rầy Rệp… Bà con cần kết hợp các biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh.

Bà con tham khảo bài viết “Sâu bệnh gây hại Cây Mít Thái Lá Bàng” để biết thêm về cách phòng trừ hiệu quả cho các loại sâu bệnh trên nhé !

TRỒNG MÍT THÁI LÁ BÀNG ĐÚNG KỸ THUẬT

Mít Thái Lá Bàng là Giống Mít dễ trồng, dễ chăm sóc cho năng suất cao. Tuy nhiên, để giúp cây cho năng suất cao thì việc trồng đúng quy trình kỹ thuật là rất cần thiết. Bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước sau:


Trồng Mít Thái Lá Bàng đúng kỹ thuật

Bước 1: Chọn cây giống

Đối với Cây Mít Thái Lá Bàng, Bà con nên lựa chọn cây giống được nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép, bởi chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn đồng thời sớm cho trái. Cây giống cần đảm bảo có đường kính gốc ghép 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khoẻ mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng.

Bước 2: Đất trồng và phân bón

Đất trồng: Mít Thái Lá Bàng không kén đất, cây có thể trồng được trên mọi loại đất từ phì nhiêu đến khô cằn. Đặc biệt, Bà con nên trồng Mít Thái Lá Bàng ở nơi đất mùn tơi xốp hoặc đất đỏ bazan, nơi địa hình khô ráo không bị ngập úng.

Mật độ: Bà con có thể trồng ở mật độ 3,5×3,5m hoặc 4×4. Khi trồng được 5-7 năm thì chặt bỏ bớt những cây ở giữa, đảm bảo khoảng cách 5-7m giữa các cây.


Đất trồng và phân bón cho Cây Mít Thái Lá Bàng

Đào hố trồng: Đất bằng phẳng Bà con phải xẻ rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm để chống úng vào mùa mưa. Bà con làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm. Đất có độ dốc 5%, Bà con không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. Độ dốc cao hơn 7%, Bà con làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm và nên để riêng lớp đất mặt và đất ở phía dưới

Phân lót: Mỗi hốc Bà con có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg super lân, 10kg phân chuồng hoặc trấu mục…

Thời vụ: Giống cây này có thể trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất, Bà con nên trồng vào những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ vào đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7, để giảm công chăm sóc.

Bước 3: Kỹ thuật trồng Mít Thái Lá Bàng

Bà con cầm bầu cây trên tay, cắt bỏ lớp nilon bọc ngoài rồi từ từ hạ cây vào chính giữa hố vừa đào. Hố trồng cần sâu khoảng 40cm và to hơn bầu cây. Bà con đặt bầu vào lỗ và rút nhẹ túi đựng bầu ra và lấp đất lại. Nếu đất khô phải tưới cho cây, dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.


Kỹ thuật trồng Mít Thái Lá Bàng

Nếu trồng vào mùa mưa và có mưa thường xuyên thì không cần phải tưới nước mà cần phải chú ý thoát nước tốt tránh để cây bị ngập úng thối rễ.

KỸ THUẬT GHÉP CÂY GIỐNG MÍT THÁI LÁ BÀNG TẠI NHÀ

Cây Mít Thái Lá Bàng có thể nhân giống từ hạt hoặc bằng cách ghép cây, chiết cành. Tuy nhiên, nếu muốn cây sớm cho trái Bà con nên trồng bằng cây ghép hoặc chiết. Bà con có thể tự ghép Cây Mít Giống tại nhà khi sở hữu vườn cây bố mẹ đầu dòng đạt tiêu chuẩn. Kỹ thuật ghép Cây Mít Giống như sau:


Cây Giống Mít Thái Lá Bàng

Chuẩn bị vật liệu nhân giống

Cành ghép, mắt ghép dùng nhân giống phải thu thập từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đạt tiêu chuẩn: cây bố mẹ có năng suất cao và ổn định, cây sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

Gốc ghép là cây gieo từ hạt của các giống mít thương phẩm trên thị trường có thể là những Giống Mít Truyền Thống.


Chuẩn bị vật liệu nhân giống Mít Thái Lá Bàng

Kỹ thuật ghép Cây Mít Thái Lá Bàng Giống

Gốc ghép và bộ rễ: Gốc ghép phải có thân thẳng, đường kính gốc ghép (đo phía dưới vết ghép khoảng 2cm) từ 0,8-1,5cm trở lên. Vị trí ghép cần cách mặt giá thể của bầu ươm từ 15-20cm.

Cách ghép Mít Thái Lá Bàng được tiến hành qua 2 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Dùng dao chuyên dụng rạch gốc ghép 2 đường song song có độ rộng 1.5-2.5cm dài 2-3cm vị trí rạch cách mặt bầu 15-20cm. Cắt đường ngang bên dưới nối 2 đường rách song song này lại với nhau tạo thành hình chữ U.

Bước 2: Chọn cành ghép có mầm nổi u cành khỏe mạnh không trầy xước hay bị dập, kích thước của mầm ghép tương ứng với vị trí khoảng cách đã mở trên gốc ghép. Tách mầm ghép và làm sạch sợi gỗ dính vào mắt ghép đặt lên cửa sổ của gốc ghép áp chặt lại, dùng dây nilon chuyên dụng quấn quanh vị trí mắt ghép lẫn gốc ghép.


Kỹ thuật ghép Cây Mít Thái Lá Bàng Giống

Yêu cầu kỹ thuật: Vết ghép phải liền và tiến hợp tốt, 20 ngày sau mở ra mắt ghép còn tươi thì cắt bỏ ngọn gốc ghép cách vị trí ghép 1-2cm còn nó đã khô héo thì tiến hành ghép mới lại. Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ và phân bố đều. Thân thẳng, vững chắc, các lá ngọn trưởng thành, xanh tốt, là có hình dạng và kích thước đặc trưng của giống.

Quy cách bầu ươm: Bầu ươm bằng nilon màu đen, bầu chắc chắn, nguyên vẹn, đường kính và chiều cao tương ứng: 10-12cm x 20-25cm. Số lỗ thoát nước/bầu: 16-30 lỗ, đường kính lỗ: 0,6-0,8 cm. Giá thể phải đầy bầu ươm. Chiều cao cây giống từ 40cm trở lên (tính từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi)

Cây phải đúng giống, cây giống sinh trưởng khỏe không mang các dị tật, dịch hại nguy hiểm, tuổi xuất vườn mang đi trồng sau khi ghép 2-3 tháng.

Monday, January 28, 2019

HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI TRỒNG CÂY MÍT THÁI LÁ BÀNG

Ngoài các Giống Mít Nghệ, Mít Cao Sản, Mít Thái Siêu Sớm… thì Mít Thái Lá Bàng cũng là một trong những Cây Ăn Quả được người dân ưa chuộng trồng. Nhờ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, kết hợp mô hình trồng Mít Thái Lá Bàng và chăn nuôi dê nhiều người dân đã phát triển kinh tế và ngày càng nâng cao được hiệu quả kinh tế.


Trồng Cây Mít Thái Lá Bàng

Trồng Mít Thái Lá Bàng đổi đời

Trong những năm gần đây Cây Điều, Cao Su mất giá, Cây Lúa năng suất kém… khiến cho nông dân ở nhiều nơi liên tục phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mít Thái Lá Bàng là cây lâu năm cũng là giống mít trái vừa ngon, có vị ngọt và thơm, hạt nhỏ, ít xơ, trái nhiều, trái to, vỏ mỏng. Giống Mít Thái Lá Bàng có trái phân bổ trên toàn thân cây, chùm sai. Một cây trưởng thành có đến vài chục quả, mỗi trái nặng từ 10 kg đến 15 kg. Loại Mít này nhanh ra trái, chỉ sau 18 tháng trồng là mít cho trái bói. Năm thứ 2 sản lượng đạt khoảng 1 tấn/1ha, năm thứ 3 đạt 8 tấn/1ha. Các năm sau, khi cây đã lớn, sản lượng tăng lên từ 30 tấn đến 60 tấn/ ha.


Trồng Mít Thái Lá Bàng đổi đời

Hơn nữa, Cây Mít Thái Lá Bàng không tốn nhiều công sức và chi phí đầu tư, đầu ra ổn định bởi trái Mít thích hợp cả ăn tươi và chế biến thành các thực phẩm đóng gói xuất khẩu. Đến nay, Mô hình trồng Mít Thái Lá Bàng đã mang lại kết quả tốt, bình quân mỗi ha Mít, sau khi trừ các khoản chi phí, người dân có thể thu gần 400 triệu đồng.

Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Mít Thái Lá Bàng với nuôi dê

Trồng Mít Thái Lá Bàng kết hợp nuôi dê là một trong những mô hình được nhiều nông dân lựa chọn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình trồng Mít, nhiều người dân đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê vừa tận dụng được “ Lá Mít và Trái Mít non tỉa bỏ” làm thức ăn cho dê. Đồng thời phân dê cũng là nguồn phân bón dồi dào cho Cây Mít sinh trưởng.


Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Mít Thái Lá Bàng với nuôi dê

Tuy nhiên, Bà con cần chú ý các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho Cây Mít không nên chủ quan bởi Trái Mít càng ngọt thì càng thu hút nhiều loại sâu hại, côn trùng tìm đến.

Đồng thời muốn thành công, ngoài việc cần cù chịu khó, phải học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác. Bà con nên tìm hiểu và áp dụng quy trình sạch theo hướng dẫn của ngành Khuyến nông tỉnh, huyện, sử dụng các chế phẩm sinh học không độc hại, để sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tới tay người tiêu dùng.

TRỒNG MÍT THÁI LÁ BÀNG Ở MIỀN BẮC CÓ ĐƯỢC KHÔNG

Mít Thái Lá Bàng là Giống Mít bản địa được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành phía Nam và Tây Nguyên. Ưu điểm của Giống Mít này là cho năng suất cao, chất lượng trái tốt. Vì vậy, nhiều Bà con nhà vườn ở Miền Bắc muốn trồng Giống Mít này, xong còn “ Lo lắng”, không biết thổ nhưỡng, khí hậu Miền Bắc có phù hợp để Cây Mít Thái Lá Bàng sinh trưởng, phát triển.


Trái Mít Thái Lá Bàng

Điều kiện sinh thái trồng Mít Thái Lá Bàng

Đất trồng: Cây Mít Thái Lá Bàng có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây không kén đất, phù hợp nhất trên đất mùn tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đất đỏ bazan. Địa hình ở Miền Bắc từ đất đồi, đồng bằng, đất phù sa đều rất thích hợp để trồng Mít. Tuy nhiên, Mít Thái Lá Bàng lại không chịu được úng vì vậy ở những vùng chiêm trũng không thích hợp để trồng.


Điều kiện sinh thái trồng Mít Thái Lá Bàng

Khí hậu: Cây Mít Thái Lá Bàng phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, cây dễ dàng chịu lạnh, chịu hạn tốt nhờ có bộ rễ cọc ăn sâu dưới lòng đất.

Lưu ý khi trồng Mít Thái Lá Bàng ở Miền Bắc

Trở ngại lớn nhất khi trồng Mít ở Miền Bắc là rét và sương muối. Mùa đông lạnh ở Miền Bắc, Cây Mít Thái Lá Bàng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển, xong người trồng cần chú ý tưới đủ nước, tủ gốc giữ ẩm cho cây tránh để cây quá khô hạn. Đồng thời chú ý phòng chống rét cho cây vào mùa đông.


Lưu ý khi trồng Mít Thái Lá Bàng ở Miền Bắc

Hiện nay, Các Giống Mít Thái Lá Bàng, Mít Thái Changai đã được trồng phổ biến ở một số tỉnh như: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên… với đặc tính là có khả năng cho trái quanh năm vì vậy vào mùa rét ở Miền Bắc, Bà con thường tỉa bỏ bớt số trái trên cây để trái Mít được to và chất lượng.