CHIA SẺ

Monday, January 28, 2019

HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI TRỒNG CÂY MÍT THÁI LÁ BÀNG

Ngoài các Giống Mít Nghệ, Mít Cao Sản, Mít Thái Siêu Sớm… thì Mít Thái Lá Bàng cũng là một trong những Cây Ăn Quả được người dân ưa chuộng trồng. Nhờ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, kết hợp mô hình trồng Mít Thái Lá Bàng và chăn nuôi dê nhiều người dân đã phát triển kinh tế và ngày càng nâng cao được hiệu quả kinh tế.


Trồng Cây Mít Thái Lá Bàng

Trồng Mít Thái Lá Bàng đổi đời

Trong những năm gần đây Cây Điều, Cao Su mất giá, Cây Lúa năng suất kém… khiến cho nông dân ở nhiều nơi liên tục phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mít Thái Lá Bàng là cây lâu năm cũng là giống mít trái vừa ngon, có vị ngọt và thơm, hạt nhỏ, ít xơ, trái nhiều, trái to, vỏ mỏng. Giống Mít Thái Lá Bàng có trái phân bổ trên toàn thân cây, chùm sai. Một cây trưởng thành có đến vài chục quả, mỗi trái nặng từ 10 kg đến 15 kg. Loại Mít này nhanh ra trái, chỉ sau 18 tháng trồng là mít cho trái bói. Năm thứ 2 sản lượng đạt khoảng 1 tấn/1ha, năm thứ 3 đạt 8 tấn/1ha. Các năm sau, khi cây đã lớn, sản lượng tăng lên từ 30 tấn đến 60 tấn/ ha.


Trồng Mít Thái Lá Bàng đổi đời

Hơn nữa, Cây Mít Thái Lá Bàng không tốn nhiều công sức và chi phí đầu tư, đầu ra ổn định bởi trái Mít thích hợp cả ăn tươi và chế biến thành các thực phẩm đóng gói xuất khẩu. Đến nay, Mô hình trồng Mít Thái Lá Bàng đã mang lại kết quả tốt, bình quân mỗi ha Mít, sau khi trừ các khoản chi phí, người dân có thể thu gần 400 triệu đồng.

Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Mít Thái Lá Bàng với nuôi dê

Trồng Mít Thái Lá Bàng kết hợp nuôi dê là một trong những mô hình được nhiều nông dân lựa chọn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình trồng Mít, nhiều người dân đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê vừa tận dụng được “ Lá Mít và Trái Mít non tỉa bỏ” làm thức ăn cho dê. Đồng thời phân dê cũng là nguồn phân bón dồi dào cho Cây Mít sinh trưởng.


Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Mít Thái Lá Bàng với nuôi dê

Tuy nhiên, Bà con cần chú ý các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho Cây Mít không nên chủ quan bởi Trái Mít càng ngọt thì càng thu hút nhiều loại sâu hại, côn trùng tìm đến.

Đồng thời muốn thành công, ngoài việc cần cù chịu khó, phải học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác. Bà con nên tìm hiểu và áp dụng quy trình sạch theo hướng dẫn của ngành Khuyến nông tỉnh, huyện, sử dụng các chế phẩm sinh học không độc hại, để sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tới tay người tiêu dùng.